Được mệnh danh là “hộ chiếu thương mại” giúp các sản phẩm có thể dễ dàng lưu hành tại khu vực Châu Âu, giấy chứng nhận CE là thứ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp đã và sẽ có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu.
CE là gì? CE ứng dụng với những đối tượng nào? Lợi ích của dán nhãn CE là gì?… Đây đều là những nội dung quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Là khách hàng, bạn cũng nên biết về dán nhãn này trong quá trình mua sắm và tiêu thụ các sản phẩm đến từ Châu Âu.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi cực nhiều thông tin hữu ích về dán nhãn CE nổi tiếng của Liên minh Châu Âu EU.
CE là gì?
CE là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. CE được coi như một tấm hộ chiếu giúp hàng hóa ra vào thị trường EU và đây là loại nhãn hiệu bắt buộc với toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu tại thị trường này.
- CE là viết tắt của từ gì?
CE được viết tắt từ tiếng Pháp “Comformance de Europe”. Khi một sản phẩm được dán nhãn CE, sản phẩm đó được cho là đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết do Liên minh Châu Âu quy định, cung cấp đủ yếu tố an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
Chứng nhận CE là bắt buộc với tất cả các sản phẩm điện – điện tử (trừ một vài sản phẩm đặc biệt). Tên đầy đủ của nhãn dán CE là CE Mark hay CE Marking.
Những đối tượng áp dụng chứng nhận CE
Chứng nhận CE được áp dụng với các quốc gia yêu cầu bắt buộc phải có dấu CE. Cụ thể:
- Các quốc gia nằm trong khối Liên minh Châu Âu – EU : 28 quốc gia thành viên
- Các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA): gồm 28 quốc gia thuộc EU và các nước Iceland , Nauy, Liechtenstein, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Các đơn vị hoạt động sản xuất những sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
Lưu ý: chứng nhận CE không cần thiết với những mặt hàng như:
- Hóa chất
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm
- Dược phẩm
Những thông tin có trên giấy chứng nhận CE
Tùy thuộc vào từng quốc gia và từng đơn vị mà giấy chứng nhận CE lại có những hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trên một tờ giấy chứng nhận CE vẫn phải đảm bảo có đủ những nội dung sau:
- Đơn vị đăng ký
- Địa chỉ của đơn vị đăng ký
- Tên sản phẩm chứng nhận
- Số mẫu
- Báo cáo kiểm tra - Ngày cấp
- Những tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm
- Kết luận
- Dấu CE
Lợi ích của chứng nhận CE
- Các sản phẩm có giấy chứng nhận CE có thể lưu thông tự do tại các quốc gia thuộc thị trường EU.
- Khẳng định chất lượng các sản phẩm, an toàn với người tiêu dùng, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
- Giúp tăng giá trị của sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Nâng cao thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ.
- Mở rộng thị trường sang các khu vực tiềm năng cao trên thế giới.
- Chứng nhận CE giúp hạn chế việc hàng hóa bị vi phạm và thu hồi tại thị trường EU.
Quy trình cấp chứng nhận CE
Việc đánh giá tiêu chuẩn CE rất khắt khe, dựa trên nhiều yếu tố và phải được chứng nhận bởi các cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận được cấp phép. Quy trình cấp chứng nhận CE gồm có những bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích của sản phẩm
Bước đầu tiên trong quy trình cần xác mục đích của sản phẩm. Xác định được mục đích của sản phẩm sẽ là cơ sở, tiền đề cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định các chỉ thị / quy định CE hiện hành
Có hơn 25 chỉ thị và quy định đánh dấu CE khác nhau cho các sản phẩm hoặc khía cạnh sản phẩm khác nhau. Nhiều chỉ thị / quy định có thể áp dụng cho một sản phẩm.
Bước 3: Xác định các yêu cầu thiết yếu có liên quan từ các chỉ thị / quy định CE hiện hành
Sản phẩm phải đáp ứng tất cả các yêu cầu thiết yếu có liên quan.
Bước 4: Xác định các tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu
Các tiêu chuẩn hiện hành của Châu u là các tiêu chuẩn có thể được sử dụng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu thiết yếu.
Bước 5: Xác định các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu áp dụng cho sản phẩm
Không phải mọi điều khoản từ các tiêu chuẩn hiện hành đều có thể áp dụng.
Bước 6: Tiến hành và lập hồ sơ đánh giá sự phù hợp dựa trên các yêu cầu thiết yếu và các yêu cầu từ tiêu chuẩn
Đánh giá sự phù hợp có thể bao gồm thử nghiệm, đo lường, đánh giá rủi ro, kiểm tra trực quan, tính toán, v.v.
Bước 7: Cung cấp cho người dùng thông tin cần thiết để sử dụng sản phẩm một cách an toàn
Điều này thường yêu cầu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cài đặt và nhãn cảnh báo.
Bước 8: Đảm bảo tính nhất quán của sản xuất, do đó chứng minh được mẫu đánh giá và quá trình sản xuất là giống hệt nhau
Trong quá trình đánh giá sản phẩm, cần đảm bảo tính nhất quán đầu ra của quá trình sản xuất, đảm bảo rằng các đơn vị sản xuất hoàn toàn giống với mẫu đánh giá và thử nghiệm.
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ
Tất cả các tài liệu kỹ thuật trong quá trình đánh giá và thử nghiệm phải được lưu trữ.
Bước 10: Tiến hành gắn dấu CE
Sau khi sự phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã được xác nhận và tài liệu hoàn chỉnh, dấu CE có thể được dán vào sản phẩm.
Hồ sơ xin đăng ký chứng nhận CE marking bao gồm một số giấy tờ sau:
- Giấy yêu cầu chứng nhận
- Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
- Các tài liệu giới thiệu được đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng
- Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận Điều đáng quan tâm là những thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
So sánh khác nhau giữa chứng nhận CE Marketing EU với CE Trung Quốc
Trên thị trường thương mại, còn một loại nhãn CE nữa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng dán nhãn CE cho sản phẩm. Các dấu CE này được tạo ra để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Bạn cần chú ý một số điều sau để tránh nhầm lẫn dấu CE của Trung Quốc với nhãn dán CE của EU:
- Dấu CE của Trung Quốc là viết tắt của CE Export mang ý nghĩa xác nhận đây là những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và được nước này xuất khẩu.
- Dấu CE này không được thông qua đăng ký hay kiểm nghiệm hoặc có bất cứ đánh giá nào cụ thể mà chỉ là do các công ty của Trung Quốc sử dụng tùy ý.
- Điều này ngược lại so với tiêu chuẩn dán nhãn CE của EU. Các công ty tự tuyên bố đạt chứng nhận chuẩn CE phải chịu trách nhiệm cho mọi công bố của mình. Nếu bị phát hiện sẽ cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường EU.
- Nếu các nhà sản xuất châu Âu thông qua bên thứ 3 kiểm duyệt, các tổ chức này sẽ đánh giá chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm cho mọi sai sót, trong khi lỗi không thuộc về các doanh nghiệp sản xuất.
Với các doanh nghiệp, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, dễ dàng lưu thông tại các quốc gia Châu Âu thì việc có giấy chứng nhận CE là điều cần thiết. Quý doanh nghiệp có nhu cầu làm giấy chứng nhận CE hãy liên hệ với TQC ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết
Liên hệ:
Name: Vận Tải Top One Logistics
Phone:901201166
Mail: [email protected]
Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Nguồn:
Nguồn liên quan:
https://gab.com/vantaitoponelogistics/posts/109075990253064685
https://vantaitoponelogistics.blogspot.com/2022/09/chung-nhan-ce-la-gi-loi-ich-va-lam-thu.html
https://sway.office.com/YktpOEqEU1wy3TLS
https://www.liveinternet.ru/users/vantaitoponelogistics/post495446741/
https://plaza.rakuten.co.jp/toponelogistics/diary/202210030004/