Kho CFS là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng lẻ (LCL). Kho CFS có vai trò đặc biệt quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng LCL, tất cả quá trình thu gom, xử lý đơn hàng lẻ sẽ được diễn ra trong kho CFS.
Đối với một lô hàng hàng nhập tại kho CFS bao gồm nhiều quy trình khác nhau. Mỗi quy trình sẽ cần một loại giấy tờ riêng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Kho CFS là gì? Quy trình nhận và xuất hàng tại kho CFS cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
Kho CFS là gì ?
CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station.
CFS trong xuất nhập khẩu là gì ?
Ưu điểm khi gửi hàng tại kho CFS
Nếu bạn là chủ hàng có nhiều hàng lẻ cùng bán cho nhiều khách hàng khách nhau tại 1 nước nhập khẩu thì đóng hàng tại kho CFS là lựa chọn tốt nhất giúp tiết kiệm chi phí vì vừa đóng và làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại kho luôn.
Công việc trong kho CFS sẽ giúp chia tách hoặc thu gom hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container giúp tiết kiệm chi phí và vận chuyển hàng được hiệu quả hơn.
Kho CFS chứa hàng hóa gì? Thời hạn chứa bao lâu?
Kho CFS chứa hàng hóa gì?
Tương tự như kho ngoại quan, hàng hóa lưu trữ trong kho CFS sẽ đa dạng chủng loại (trừ các loại hàng hóa như: hàng nhái, hàng giả, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại,…).
Theo Khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan 2014 quy định những mặt hàng lưu trữ trong kho CFS thường là các trường hợp sau:
– Hàng hóa nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan.
– Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan (hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan) được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.
Thời hạn chứa hàng trong kho CFS bao lâu?
Theo quy định, thời hạn tối đa để lưu trữ và xử lý hàng hóa trong kho hàng CFS là 90 ngày (tính từ lúc đưa hàng hóa nhập vào trong kho).
Trong trường hợp muốn gia hạn thì cần phải có lý do chính đáng và được chấp nhận từ chi Cục trưởng, chi Cục Hải Quan đang quản lý kho CFS. Thời gian gia hạn 1 lần và không quá 90 ngày.
Các hoạt động trong kho CFS
CFS là một phần thiết yếu của xuất nhập khẩu và chúng không thể tách rời nhau trong quá trình hoạt động. Dưới đây là tóm tắt các hoạt động chính trong kho CFS:
– Đóng gói, sắp xếp lại hàng hóa và chờ xuất khẩu.
– Nhận hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các điểm gom hàng lẻ trong cảng để phân chia và tiến hành đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
– Hỗ trợ chủ hàng, bên vận tải chia tách lô hàng nhập khẩu và chờ làm thủ tục hải quan hoặc đóng chung container xuất hàng sang các nước khác.
– Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong thời gian lưu trữ.
Quy trình nhập xuất của kho CFS như thế nào?
Dưới đây là quy trình nhập, xuất của kho CFS. Dù là xuất hàng hay nhập hàng đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình theo quy định của bên hải quan.
- CFS trong hàng hóa nhập khẩu
– Bước 1: Hàng hóa được nhập tại cảng Việt Nam và được Hải quan thực hiện kiểm tra hàng rồi xác nhận, sau đó cho hàng chờ tại ga.
– Bước 2: Để hàng hóa được đưa vào kho CFS thì đại lý/hãng tàu phải thực hiện nộp bảng kê khai nhập khẩu theo quy định tại cảng.
– Bước 3: CFS sau đó sẽ tháo dỡ hàng hóa ra khỏi container.
– Bước 4: Chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho Hải quan một bản hóa đơn nhập cảnh. Sau đó, hàng hóa được đánh giá và nộp thuế đầy đủ.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, bộ phận phát lệnh xuất bến sẽ được đưa ra và hàng hóa được xuất kho CFS bằng giấy thông hành.
- CFS trong hàng hóa xuất khẩu
– Bước 1: Nhà xuất khẩu xếp hàng hóa lên xe tải và giao hàng tại CFS thông qua hóa đơn vận chuyển đã được ký xác nhận.
– Bước 2: Hàng hóa sau khi được đóng gói, đóng thùng sẽ được chuyển đi.
– Bước 3: Hàng hóa được kiểm tra một lần nữa trước khi chuyển lên container.
– Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên, bên Hải quan sẽ niêm phong container và đưa ra khỏi CFS về cảng.
– Bước 5: Khi hàng về cảng, sẽ được đưa ra ngoài thông quan các hãng tàu. Hãng tàu được quyết định do bên gia công đơn thành thực hiện.
Có thể thấy vai trò của kho CFS là cực kỳ quan trọng trong quá trình xuất nhập hàng hóa. Ngoài chức năng chính là thu gom hàng hóa lẻ, chúng còn giúp các chủ hàng hóa tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc hàng hóa.
Quy Trình Làm Hàng Nhập Khẩu Tại Kho CFS
1. Hồ sơ cần chuẩn bị
– 02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS.
– 01 master bill of lading.
– 01 bộ manifest.
Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
2. Làm thủ tục hải quan khai thác hàng CFS
Bên CFS liên lạc với các hãng tàu về thời gian tàu cập cảng.
– Với bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian chậm nhất trong vòng một ngày, bên CFS lấy container hàng nhập từ Cảng về để khai thác hàng.
(Bên thuê kho cần phải thông báo kế hoạch và cung cấp chứng từ đầy đủ trước cho bên CFS để tránh tồn đọng hàng tại Cảng nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết……)
– Bên CFS phải thực hiện đồng thời các công việc khác như:
+ Thông báo thời gian khai thác cho bên thuê kho
+ Mời cơ quan giám định
+ Bàn giao chứng từ và đăng kí thời gian khai thác với Hải quan, kho bãi để kết hợp
các bên liên quan đảm bảo khai thác nhanh nhất ngay sau khi đưa container hàng từ Cảng về cửa kho CFS….
3. Giao nhận hàng từ cảng về kho
Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của container (bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, …..) trước khi lấy container hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:
+ Container hàng phát hiện bị sai số container, số chì
+ Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng
+ Hàng hóa trong container có biểu hiện tổn thất ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng ….
– Đồng thời bên CFS phải yêu cầu cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên quan giữa cảng với chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản fax hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.
– Bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về kẹp chì, sai số, hư hỏng tình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng hoá… trên cơ sở nhận được biên bản hàng vỡ của Cảng và yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho dưới sự giám sát của cơ quan giám định và hải quan kho bãi.
– Bên CFS sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát sinh nếu không do lỗi của bên CFS.
4. Đưa hàng vào kho
– Bên CFS bố trí và kết hợp thời gian hợp lý để việc bàn giao chứng từ và khai thác hàng hoá ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ quan liên quan:
+ Giám định
+ Hải quan kho
+ Đại diện bên thuê kho nếu bên thuê kho yêu cầu.
CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container.
Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc khai thác, thông báo cho bên thuê kho và tiến hành chụp ảnh những lô hàng trên.
CFS kết hợp với bên thuê kho, giám định, Hải quan giám sát kho, thống nhất nguyên tắc xác định tổn thất hàng hoá và lưu kho, bảo quản tiếp theo để xác định chính xác tình trạng số lượng hàng hoá tại thời điểm khai thác và không gây tổn thất phát sinh trong quá trình lưu kho, bảo quản tiếp theo.
Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và tình trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định.
Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành.
CFS thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho.
CFS kết hợp với Hải quan kho bãi quản lý xuất nhập hàng hoá ra vào kho CFS theo quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chung chờ hoàn thành thủ tục hải quan.
5. Báo cáo
Nếu hàng hoá bình thường:
+ Đúng số lượng
+ Nguyên đai
+ Nguyên kiện
Thì bên thuê CFS sẽ gửi báo cáo cho bên thuê kho, ngay sau khi hàng hoá khai thác được đưa vào kho.
Đối với container hàng bị sai:
+ Số container
+ Số chì
+ Tổn thất tình trạng kỹ thuật, hoặc có dấu hiệu tổn thất hàng hoá
==> Thì trước hết phải báo cáo với bên thuê kho, sau đó tập hợp các chứng từ và biên bản giữa cảng với chủ tàu đồng thời phải có yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho trước khi tiếp nhận hàng và đưa ra khỏi cảng.
Đối với container hàng có tình trạng tổn thất trong quá trình khai thác thì bên CFS lập tức dừng việc khai thác lại, thông báo cho bên thuê kho và cùng các cơ quan liên quan thiết lập biên bản xác định thực tế tình trạng, số lượng hàng hoá.
Bên CFS phải báo cáo sản lượng hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu và biểu mẫu của bên thuê kho và cung cấp chứng từ bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt đối với container có hàng hóa không nguyên đai hoặc có dấu hiệu
tổn thất, hoặc đã tổn thất hoặc số lượng hàng không đúng với manifest.
Kho CFS thường chứa các loại hàng nào ?
Loại hàng hóa mà kho CFS nhận lưu giữ tương đối đa dạng nhưng trong đó không được phép lưu giữ những mặt hàng nhái, hàng giả, hàng cấm và các mặt hàng không phù hợp với tiêu chí mà Pháp luật Việt Nam đề ra. Kho CFS có thể lưu giữ những mặt hàng như: Hàng xuất, nhập khẩu chưa làm Thủ tục hải quan.
Liên hệ:
Name: Vận Tải Top One Logistics
Phone:901201166
Mail: [email protected]
Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Nguồn:
https://vanchuyenhanggiatot.com/kho-cfs-la-gi/
Nguồn liên quan:
https://gab.com/vantaitoponelogistics/posts/109076224652866958
https://toponelogistics.mystrikingly.com/blog/kho-cfs-la-gi-quy-trinh-nhan-hang-tai-kho-cfs
https://vantaitoponelogist.wixsite.com/my-site/post/kho-cfs-la-gi-quy-trinh-nhan-hang-tai-kho-cfs
https://vantaitoponelogistics.blogspot.com/2022/09/kho-cfs-la-gi-quy-trinh-nhan-hang-tai.html
https://sway.office.com/WXukUC7yTvoemAoj
https://vantaitoponelogistics.nethouse.ru/posts/kho-cfs-la-gi--quy-trinh-nhan-hang-tai-kho-cfs
https://vantaitoponelogistics.thinkific.com/pages/kho-cfs-la-gi-quy-trinh-nhan-hang-tai-kho-cfs
https://www.liveinternet.ru/users/vantaitoponelogistics/post495449277/
https://plaza.rakuten.co.jp/toponelogistics/diary/202210030041/